Ai học được chữ “nhẫn” người đó chắc chắn là người thành công

  Tâm hồn giống như một khu vườn và sự tu dưỡng của chúng ta cũng chính là đang tưới mát, chăm sóc khu vườn ấy.Việc tu dưỡng hàng đầu phải kể đến  con người học được chữ ” nhẫn” trong đạo làm người.
Một trong những giá trị phổ quát của nhân loại là đức “Nhẫn”, đã thể hiện sâu sắc trong văn hóa truyền thống của ba gia lớn Nho gia, Phật gia, Đạo gia. Như Khổng Tử nói: “Việc nhỏ không nhẫn, tất loạn việc lớn”.

Bị thương nhưng vẫn nghĩ cho người khác

Trong triều đại nhà Tùy, có một vị bác sĩ học thức uyên thâm tên Trương Văn Hử. Ông là người khoan hậu với người khác. Không còn sống, ông không trải qua những đại sự kinh tâm động phách nhưng đối với những tiểu tiết nhỏ, ông luôn chú ý để có thể đối xử tử tế với mọi người. Mọi người tôn trọng gọi ông là Trương tiên sinh.

Có một lần, Trương Văn Hử bị đau vùng eo, một thầy thuốc tự xưng là có thể dùng bùa chú giúp bệnh thuyên giảm. Trương Văn Hử để ông thầy chữa bệnh cho mình, chẳng may bị lưỡi đao mà ông ta dùng gây thương tích.

Trương Văn Hử ngã quỵ xuống giường trong đau đớn. Thầy thuốc thấy vậy vội vàng dập đầu xin tha tội. Nhưng Trương Văn Hử nhận chịu đau khổ, không giận không oán, cũng không trách cứ, chỉ bảo ông ta nhanh chóng rời đi và giấu chuyện này với mọi người.

Vợ Trương Văn Hử phát hiện ông bị thương và hỏi nguyên do. Ông nói: “Hôm qua ta bị chóng mặt, vô tình rơi xuống hố, bị thương ở eo”. Trương Văn Hử ở trong thống khổ, đầu tiên nghĩ tới không phải mình mà là người khác. Trái tim của ông có thể bao dung người khác, hiểu được người khác, biết họ không cố ý làm ông tổn thương.

Con dâu hiếu thảo nhẫn chịu không phân tranh

Kiệt tác của nhà Tống “Thái Bình Quảng Ký” có ghi chép về một người phụ nữ hiếu thảo. Đối mặt với bất công, bị đánh chửi vô lý; trong khuất nhục, người phụ nữ ấy vẫn giữ được trái tim lương thiện của mình.

Ở Duyện Châu có một phụ nữ họ Hạ, hàng xóm gọi cô là Hạ Chức Nữ. Cha mẹ cô làm nông và chồng là thương nhân, thường phải đi lại giữa các châu quận. Khi cô mới lấy chồng chưa đầy 10 ngày, chồng cô liền ra ngoài làm ăn. Mỗi chuyến đi có thể mấy năm mới trở về. Về nhà được mấy ngày lại rời đi. Anh ta không đưa tiền phụng dưỡng mẹ và vợ, hàng xóm đều cho rằng anh ta là đứa con bất hiếu, là kẻ vô lại.

Hạ Thị biết chồng cô kiếm được chút tiền cũng đưa cho tiểu thiếp nhưng mỗi khi chồng về nhà, cô luôn chăm sóc anh ta, không bao giờ tỏ ra khinh thường. Hạ Thị là người hiền đức, chồng cô dù cũng tự biết xấu hổ nhưng vẫn vô cớ đánh và nhục mạ vợ. 

Chồng cô từng mang thế thiếp về nhà, Hạ Thị nét mặt không thay đổi, không oán không hận. Trong 20 năm làm dâu trong nhà, chồng cô không sống ở nhà hơn một nửa, nhưng cô vẫn chăm chỉ phụng dưỡng mẹ già và chờ chồng mà không oán hận.

Sau đó, những câu chuyện về gia đình Hà Thị lan truyền rộng rãi trong dân chúng, và được đưa vào nhiều cuốn sách từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

      Có thể nhẫn chịu thống khổ mà không oán không hận, đây không phải là hèn nhát hoặc “dễ bị bắt nạt”, mà chỉ những người đức hạnh, những ai có ý chí kiên cường để chiến thắng chính mình mới có thể làm được.

Trong chữ Hán cổ, nội hàm của chữ “Nhẫn” cũng được thể hiện ngay trên mặt chữ. Theo giải nghĩa của Shenyun, phần dưới chữ Nhẫn (忍) là chữ Tâm (心) tượng trưng cho tâm hồn hoặc trái tim. Trên chữ Tâm là con dao sắc nhọn ( 刃), vậy nên ghép hai chữ lại chúng ta có được câu trả lời:

Khi ở trong hoàn cảnh thống khổ như bị dao cứa vào tâm mà vẫn có thể nhẫn chịu, ấy là khi chúng ta đã thực hành “Nhẫn”.

Làm cha mẹ