Cẩm nang mẹ bầu 3 tháng cuối

Cẩm nang cho mẹ bầu 3 tháng cuối

  Chẳng còn lo những biểu hiện ốm nghén như mang thai 3 tháng đầu, tuy nhiên,mẹ bầu  3 tháng cuối cũng có nhiều băn khoăn cần được giải đáp. Thai nhi phát triển như thế nào trong 3 tháng cuối, hay mẹ ăn gì để tốt cho con, tất cả đều có trong cẩm nang cho mẹ bầu sau đây. Tham khảo ngay mẹ nhé!

Cẩm nang cho bà bầu 3 tháng cuối: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối diễn ra một cách rất mạnh mẽ. Đây là giai đoạn thai nhi có sự bứt phá về cân nặng và chiều cao. Từ một bào thai nhỏ nhắn, chỉ khoảng 1kg ở cuối tam cá nguyệt thứ 2, em bé trong bụng mẹ ở tam cá nguyệt thứ 3 có thể tăng thêm từ 0,25 – 0,5kg mỗi tuần. Đến cuối thai kỳ, trọng lượng trung bình của thai nhi có thể lên đến 3-3,5kg, thậm chí nhiều trường hợp bé có thể nặng đến 4-5kg khi chào đời.

Không chỉ cân nặng, 3 tháng cuối thai kỳ cũng là giai đoạn em bé trong bụng mẹ phát triển hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh và phổi. Hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này cũng bắt đầu tích tụ các chất màu xanh, kết quả của các chất bài tiết từ gan, ruột và tế bào chết, và sẽ được bài tiết ra ngoài khi bé chào đời. Chất này thường được gọi là phân su. Mẹ đừng quá bất ngờ khi thấy “sản phẩm” của con có màu lạ nhé!

Hiểu về sự phát triển của con, mẹ bầu sẽ có cách chăm sóc đúng nhất

Hiểu về sự phát triển của con, mẹ bầu sẽ có cách chăm sóc đúng nhất

Cẩm nang cho bà bầu 3 tháng cuối: Những xét nghiệm quan trọng

Ngoài sự phát triển của thai nhi, những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối cũng không thể thiếu tầm quan trọng của các buổi khám thai.

Các buổi khám thai trong 3 tháng cuối nhằm đảm bảo sự phát triển của thai nhi và sức khỏe bà bầu không có gì khác thường. Ngoài những thủ tục thăm khám thông thường như đo huyết áp, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, mẹ bầu cũng được siêu âm để kiểm tra xem có bất thường về nhau thai, nước ối, hay vị trí của thai nhi…

Nếu có điều gì “không đúng”, bác sĩ có thể tư vấn bầu chọn cách ứng phó an toàn và phù hợp. Chẳng hạn nếu ngôi thai nghịch, bác sĩ có thể đề nghị mẹ nên sinh mổ, hoặc tiến hành đưa thai nhi ra ngoài sớm hơn trong trường hợp nhau thai quấn cổ làm bé cưng không thở được…

Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối

Để đáp ứng cho sự phát triển “thần tốc” của bé cưng trong bụng, ngoài những nhóm chất cơ bản như chất xơ, tinh bột, mẹ bầu nên đặc biệt tăng cường các nhóm thực phẩm giàu đạm, can-xi, sắt và chất béo. Chất béo rất quan trọng, bởi đây là giai đoạn thai nhi phát triển não bộ mạnh mẽ và cần rất nhiều chất béo để hoàn tất quá trình phát triển này.

Không chỉ cần cho sự phát triển của thai nhi, dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cũng là tiền đề giúp mẹ bầu vượt cạn dễ dàng hơn. Mẹ bầu nên tăng cường vitamin C giúp hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Đồng thời, vitamin C cũng có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu sắt của cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt – vấn đề các mẹ bầu 3 tháng cuối thường gặp.

Cẩm nang cho mẹ bầu 3 tháng cuối: Chọn bệnh viện thế nào cho đúng?

Chọn bệnh viện như thế nào là một trong những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sinh con: Mẹ sinh mổ hay sinh thường; lưu trú bao nhiêu ngày tại viện; nằm phòng thường hay phòng dịch vụ… Không chỉ tìm hiểu về các dịch vụ thai sản, mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ bảo hiểm y tế. Không phải tất cả các bệnh viện đều chấp nhận thanh toán dựa trên bảo hiểm.

Với những mẹ không có bất thường về sức khỏe, bạn có thể chọn bệnh viện gần nhà, phòng ngừa trường hợp các dấu hiệu chuyển dạ “bất chợt” ghé thăm vào một ngày đẹp trời nào đó.

Chuẩn bị đồ dùng cho bé

                 Cẩm nang cho bà bầu 3 tháng cuối chắn chắn không thể thiếu phần chuẩn bị đồ dùng cho bé sơ sinh. Tùy theo nhu cầu, điều kiện kinh tế cũng như mức độ “cuồng mua sắm” của mình, số lượng đồ dùng mẹ sắm sửa cho con yêu có thể thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, tuyệt đối không thể thiếu 3 món đồ “bất ly thân” với cục cưng sau đây nhé!

  • Quần áo cho bé: Không phải số lượng, chất lượng mới là điều mẹ nên quan tâm hàng đầu khi chọn quần áo cho bé. Mẹ nên chọn quần áo có chất liệu thoáng mát và độ thấm hút tốt. Ưu tiên các loại quần áo buộc dây, nút bấm. Hạn chế quần áo phải chui đầu, cài nút.
  • Bình sữa: Ngay cả những mẹ cho con bú cũng nên chuẩn bị sẵn bình sữa. Mẹ có thể vắt sữa ra và trữ sẵn để cho bé bú. Hơn nữa, trong những ngày đầu tiên sau sinh, khi sữa chưa về kịp, bình sữa cũng sẽ kịp thời “cứu” mẹ ngay.
  • Trung bình một bé sơ sinh có thể sử dụng đến 10-12 tã/ ngày trong giai đoạn đầu. Mẹ nên chuẩn bị tinh thần thay tã liên tục cho con nhé!

Cung cấp những thông tin cơ bản, thường gặp trong 3 tháng cuối, cẩm nang cho bà bầu 3 tháng cuối trên đây hy vọng đã có thể giúp mẹ hiểu thêm về thai kỳ cũng như những việc cần chuẩn bị cho hành trình đón bé tuyệt vời phía trước.

Làm cha mẹ