Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng các bài thuốc Nam có tác dụng giúp làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Để áp dụng, bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách sử dụng 7 loại cây thuốc Nam dùng để chữa bệnh trào ngược dạ dày vô cùng hiệu quả.
7 cây thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý khá phổ biến ở đường tiêu hóa. Bệnh xảy ra khi acid vùng dạ dày bị trào ngược lên thực quản, điều này sẽ gây ra triệu chứng ợ nóng và những triệu chứng khác.
Những cơn trào ngược thường xảy ra sau mỗi bữa ăn, trong thời gian ngắn và không theo bất kỳ các triệu chứng xảy ra khi ngủ. Những cơn trào ngược bình thường sẽ trở thành cơn trào ngược dạ dày khi tần suất của các triệu chứng xảy ra thường xuyên dẫn đến tổn thương thực quản.
Khi người mắc chứng trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như:
- Ợ nóng, ợ chua, đầy hơi.
- Tiết nhiều nước bọt
- Miệng có vị đắng, khó nuốt
- Ho khan tiếng
- Viêm phổi
Ngoài việc áp dụng phương pháp chữa trị bằng việc sử dụng thuốc Tây, thì người bệnh có thể áp dụng một vài phương thuốc có sẵn trong tự nhiên sẽ có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Bên cạnh đó, sử dụng các bài thuốc Nam để chữa chứng trào ngược dạ dày sẽ giúp người bệnh bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và tăng cường thể trạng. Hơn nữa các thành phần của thuốc được điều chế từ tự nhiên, an toàn, lành tính và đặc biệt không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
Những bài thuốc Nam chữa trào ngược dạ dày không hề khó tìm, cách thực hiện đơn giản và tiết kiệm được một khoản chi phí. Dưới đây là một số bài thuốc giúp “đoạn tuyệt” với chứng trào ngược dạ dày hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
1. Sử dụng nghệ để chữa trào ngược dạ dày
Nghệ là một trong những loại thuốc Nam được biết đến và sử dụng khá rộng rãi từ hàng ngàn năm nay. Và là phương pháp giúp điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả, bởi trong hoạt chất của nghệ có chứa thành phần Curcumin có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thúc đẩy sự co bóp túi mật và không làm tăng acid dạ dày.
Curcumin cũng được ức chế các khối u tại bộ phận này, ngoài ra trong nghệ còn chứa 5% tinh dầu để tạo vị nồng đặc trưng cho nghệ. Một số công thức giúp chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bằng nghệ được áp dụng hiệu quả.
Công thức 1: Chữa trào ngược dạ dày kết hợp nghệ và mật ong
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 120g bột nghệ tươi
- 60g mật ong
- Lọ thủy tinh
Cách thực hiện:
- Trộn nguyên liệu bột nghệ tươi vào mật ong thành hỗn hợp sệt, sau đó đem nặn thành những viên nhỏ.
- Bỏ các viên đã nặn vào lọ thủy tinh đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Sử dụng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên. Đối với trường hợp nặng thì liệu trình sẽ kéo dài từ 1 – 1.5 tháng, còn ở trong giai đoạn nhẹ sẽ kéo dài 5 – 10 ngày.
Công thức 2: Sử dụng nghệ tươi kết hợp với chuối chát và sắn dây
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 10 củ nghệ tươi
- 5 trái chuối chát, xanh
- 5 củ sắn dây
Cách thực hiện:
- Nghệ tươi đem gọt vỏ rồi rửa sạch, để cho ráo nước rồi xay nhuyễn đem phơi khô.
- Chuối chát và sắn dây cũng đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành que nhỏ đem phơi khô sau đó xay thành bột.
- Đem các nguyên liệu vừa sơ chế để bảo quản trong lọ thủy tinh đậy nắp kín trong vòng 2 – 3 tuần.
- Cho 2 muỗng bột nghệ, 1 muỗng chuối chát xanh và 1 muỗng sắn dây hòa với 100ml nước ấm. Sử dụng mỗi ngày 2 lần, uống sau bữa ăn trưa và bữa tối 30 phút. Liệu trình kéo dài khoảng 2 tháng.
2. Sử dụng nha đam để chữa trào ngược dạ dày
Nha đam là một loại cây mọc ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và thường sử dụng bằng cách bôi tại chỗ hoặc sử dụng qua đường uống.
Ngoài công dụng làm đẹp da, điều trị các vết thương nhẹ ngoài da và tổn hại do bỏng thì chiết xuất của lô hội trong thân cây còn có tác dụng chữa trào ngược dạ dày hiệu quả.
Theo các nhà nghiên cứu, trong hoạt chất của nha đam có đặc tính chống viêm. Bên trong lô hội còn có một lượng vitamin, khoáng chất và axit amin vô cùng dồi dào. Các yếu tố này kết hợp lại với nhau tạo thành hợp chất giúp tăng cường tiêu hóa và loại bò độc tố trong cơ thể hiệu quả.
Công thức 1: Sử dụng nha đam làm nước uống
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 lá nha đam to
- Nước tinh khiết
- Đường
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nha đam và gọt bỏ vỏ.
- Giữ lại phần gel và đem xay nhuyễn với nước.
- Có thể thêm đường vào tùy khẩu vị.
- Sử dụng trước bữa ăn 20 phút.
Công thức 2: Kết hợp nha đam với mật ong
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 5 lá nha đam tươi
- 500ml mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nha đam và gọt vỏ.
- Lấy gel vừa tách bỏ vào máy xay sinh tố.
- Đổ nha đam vừa xay vào một lọ thủy tinh sạch và khô.
- Cho 500ml mật ong vào bình, đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Sử dụng mỗi ngày 2 thìa hỗn hợp để uống mỗi ngày. Liệu trình thực hiện trong vòng 1 tháng.
3. Sử dụng hoa cúc để chữa trào ngược dạ dày
Hoa cúc được xem là một dược liệu được sử dụng để chữa bệnh trong nhiều thế kỷ bởi đặc tính hiệu quả của nó. Hoa cúc có vị ngọt hơi đắng, mùi thơm có tác dụng an thần giúp cơ thể thư giãn và điều trị mất ngủ rất tốt.
Trong hoạt chất của hoa cúc không chỉ giúp giấc ngủ được đi sâu mà còn hỗ trợ chống lại chứng đầy hơi và làm dịu dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó trong trà hoa cúc còn có khả năng chống viêm, có hợp chất tương tự thuốc chống viêm không steroid.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 5 – 6 bông hoa cúc nhỏ, loại màu trắng hoặc màu vàng.
- Nước sôi
- Đường
Cách thực hiện:
- Hoa cúc đem rửa sạch rồi phơi khô hoặc sấy khô nếu là hoa tươi. Còn nếu là hoa khô thì chỉ cần đem rửa sạch.
- Cho nguyên liệu vào bình trà, thêm một ít nước sôi. Tráng qua nước đầu tiên rồi bỏ nước.
- Cho nước sôi vào ấm khoảng 3 – 4 phút để hơ nguội là có thể dùng được.
- Sử dụng trước bữa ăn chính 30 phút giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả.
4. Sử dụng gừng để chữa trào ngược dạ dày
Gừng là một trong những loại thảo mộc vừa có thể được sử dụng làm gia vị vừa là thảo dược điều trị những chứng buồn nôn, khó tiêu của chứng trào ngược dạ dày sẽ giúp cho phần dạ dày được xoa dịu bởi những cơn đau.
Theo Đông y, gừng sống được gọi là sinh khương có tác dụng tán phong hàn, chống buồn nôn. Gừng khô được gọi là canh khương, có tính nóng và làm ấm tỳ vị.
Theo Tây y, trong hoạt chất của gừng có chứa Methadone, Tecpen, Zingiberol, Oleoresin,… có tác dụng giảm đau, tăng hoạt động chuyển hóa của mật, sát trùng và trung hòa dịch vị dạ dày. Ngoài ra, trong gừng còn có tinh chất có mùi hương dễ chịu giúp người bệnh giảm cảm giác buồn nôn.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- ½ – 1 củ gừng
- 1 – 2 muỗng mật ong nguyên chất
- 1 quả chanh tươi
Cách thực hiện:
- Gừng gọt vỏ, rửa sạch và thái mỏng.
- Cho nước sôi vào bình và vài lát gừng, đun lửa nhỏ khoảng 6 – 8 phút.
- Để cho nước nguội hẳn rồi thêm vào một chút mật ong và nước cốt chanh.
- Dùng để uống trước bữa ăn trong vòng 20 phút.
5. Sử dụng đu đủ để chữa trào ngược dạ dày
Lá đu đủ là một trong những loại lá được sử dụng rất nhiều trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh, trong đó có thể chữa các bệnh lý liên quan về chứng đau dạ dày, điển hình là trào ngược dạ dày.
Theo các nhà nghiên cứu, trong lá đu đủ có chứa hàm lượng lớn chất papain có khả năng phá hủy protein trong cơ thể. Chức năng này giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa chất đạm trong cơ thể diễn ra nhanh chóng hơn, có khả năng kích thích giúp cho cơ thể đào thải độc tố, tăng cường miễn dịch.
Ngoài ra trong thành phần của đu đủ còn có những hoạt chất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa như:
- Các vitamin thiết yếu bổ sung cho cơ thể như vitamin A, C, E, K,…
- Các khoáng chất có lợi cho cơ thể như đồng, kẽm, caxi, photpho, selen, magie,…
- Trong đu đủ có chứa Beta carotene giúp tăng cường hấp thu vitamin A, tốt cho hệ miễn dịch trong cơ thể.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 quả đu đủ chín không quá to.
- Đường
Cách thực hiện:
- Đu đủ đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và cắt thành từng miếng, bỏ cả hạt đu đủ.
- Cho đu đủ hấp cùng với một chút đường.
- Ăn trước bữa ăn chính khoảng 30 phút, có thể ăn một ít để tránh tình trạng trào ngược dạ dày.
- Sử dụng mỗi ngày 2 lần trong 2 bữa ăn chính, kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần
6. Cây hoắc hương giúp chữa trào ngược dạ dày
Theo Đông y, cách hoắc hương có công dụng kiện tỳ vị, mạnh dạ dày giúp điều trị chứng chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra hoắc hương còn được sử dụng làm thuốc điều trị hôi miệng và chế tinh dầu.
Hoắc hương có vị cay, tính ấm và có tính kháng khuẩn rất mạnh vì cây có khả năng kháng các lao5i khuẩn ecoly và tụ cầu khuẩn,.. Hạt của hoắc hương giúp làm mạnh dạ dày kích thích sự tiêu hóa tốt, đặc biệt là hữu hiệu trong việc chữa trào ngược dạ dày. Trong tinh dầu còn được dùng để kích thích tăng tiết dịch dạ dày và tăng cường hệ thống tiêu hóa.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 16g rau má
- 12g hoắc hương
- 12g gừng tươi
- 16g gạo nếp
- 8g lá dành dành
Cách thực hiện:
- Sắc hỗn hợp bao gồm rau má, hoắc hương, gừng tươi, gạo nếp và lá dành dành nấu cùng với 750ml nước (khoảng chừng 3 chén nước) cho đến khi nước cạn còn 1 chén.
- Chia ra 3 lần uống, uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Lưu ý: bài thuốc không dành cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi.
7. Sử dụng thìa là để chữa trào ngược dạ dày
Thìa là là loại cây có mùi thơm, tính nóng giúp khử tanh và làm tăng hương vị trong món ăn. Bên cạnh tính nóng rất đặc trưng còn có công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Trong hạt thìa là có chứa hàm lượng vitamin vá các loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: vitamin B2, vitamin C, khoáng chất Kali, Mangan, Sắt, Magie và kích thích tố nữ như Fenchonem, Cretenoids. Với những hàm lượng này giúp hỗ trợ chữa chứng đầy hơi, khó tiêu và tăng huyết áp hiệu quả.
Đặc biệt là trong hạt thìa là có chứa thành phần Anetholi có tác dụng làm giảm tình trạng các cơn co thắt dạ dày và giúp hạn chế trào ngược dạ dày.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Nhai chậm khoảng 2 – 3 hạt thìa là sau bữa cơm trưa và bữa tối. Nhai thật kỹ để phát huy được dược tính có trong hạt. Duy trì khoảng 1 tuần sau mỗi bữa ăn.
- Cách 2: Đun khoảng 100gr hạt thìa là với nước, sử dụng uống mỗi ngày 3 lần. Có thể cho thêm một chút nước cốt chanh để gia tăng hương vị.
- Lưu ý khi sử dụng hạt thìa là: Không nên sử dụng quá nhiều hạt thìa là ở mức quy định cho phép để tránh có những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nam chữa trào ngược dạ dày
Sử dụng thuốc Nam để chữa chứng trào ngược dạ dày được áp dụng khá phổ biến bởi những đặc tính an toàn và hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, để việc điều trị giúp mang lại hiệu quả cao thì người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề như sau:
- Các thành phần có trong dược liệu khá thấp nên không thể mang đến hiệu quả tức thời như sử dụng thuốc Tây, vì thế phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì từ người bệnh để mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Không được tự ý kết hợp thuốc Nam và thuốc Tây để điều trị, vì có thể gây ra một số phản ứng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo tính an toàn.
- Không nên áp dụng các bài thuốc này nếu như cơ thể dị ứng với một số hoạt chất có trong dược liệu, có thể thử trước với một liều lượng nhỏ.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh nên kết hợp thêm một số hoạt động tích cực cho cơ thể như tập thể dục, yoga,… Xây dựng cho mình lối sống lành mạnh và tránh gây áp lực cho bản thân.
- Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất vào thực đơn mỗi ngày. Hạn chế hoặc tránh xa các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có gas, cà phê.
- Cách áp dụng các bài thuốc Nam tự điều chế như trên chỉ dành cho những trường hợp nhẹ và tình trạng bệnh vừa mới khởi phát, chỉ có tác dụng giúp hỗ trợ trong việc điều trị để tình trạng bệnh được cải thiện, chứ không thể sử dụng thay thế cho phác đồ điều trị của bác sĩ.
Điều trị TẬN GỐC trào ngược dạ dày với hàng chục cây thuốc nam hiệu quả
Đối với tình trạng nặng, người bệnh nên lựa chọn các bài thuốc do các chuyên gia, y bác sĩ YHCT bào chế và có liệu trình cụ thể thay vì sử dụng các bài thuốc “tại gia” như đã kể trên.
Nhắc đến thuốc Đông y đặc trị trào ngược dạ dày, một trong những bài thuốc được giới chuyên gia đánh giá cao nhất là Sơ can Bình vị tán, được nghiên cứu và điều chế bởi Trung tâm Thuốc dân tộc.