85-90% tính cách của trẻ là hình thành trong giai đoạn 7-12 tuổi. Những điều cha mẹ nên làm khi con trong độ tuổi này để con có 1 tương lai tươi sáng .
Các giáo sư của Đại học Harvard đã có lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh.
1.Bảo vệ sự tò mò của trẻ
Con người ai cũng có tính tò mò, đặc biệt là khi trẻ còn nhỏ, độ hiếu kỳ càng cao. Khi khám phá thế giới xung quanh, trẻ không ngừng đặt ra câu hỏi. Thậm chí, có những thứ tưởng chừng vô dụng với người lớn lại là điều kỳ diệu trong mắt trẻ thơ.
Trẻ học được nhiều hơn khi trên não của trẻ xuất hiện sự hưng phấn, xuất phát từ sự tò mò.
Trẻ học được nhiều hơn khi trên não của trẻ xuất hiện sự hưng phấn, xuất phát từ sự tò mò.
Sự tò mò là động lực mạnh mẽ thôi thúc trẻ quan sát, suy nghĩ nhiều lần để tìm câu giải đáp, qua đó bồi đắp kiến thức cho chính mình. Sự tò mò thúc đẩy tư duy sáng tạo. Thay vì vô tình đàn áp sự sáng tạo ấy, cha mẹ cần cố gắng học cách bảo vệ sự tò mò của con trẻ.
Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Todd Kashdan từ Đại học George Mason, những người có sự tò mò, quan tâm đến thế giới xung quanh có xu hướng thích nghi với nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ đó giảm cơ xung đột trong các mối quan hệ.
Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neuron, Mỹ cho thấy trẻ dễ dàng học được nhiều chủ đề hơn khi trên não của trẻ xuất hiện sự hưng phấn, xuất phát từ sự tò mò.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nhà nghệ sĩ, nhà vật lý học… có thành tích nổi bật thì ngoài việc học hành chăm chỉ, điều quan trọng là giỏi quan sát, giỏi suy nghĩ.
Tuy nhiên, trong cuộc sống thực, nhiều bậc cha mẹ hủy hoại của con cái. Không những không kiên nhẫn khi con đặt câu hỏi, cha mẹ thậm chí nổi nóng, la hét, cho rằng những thứ con quan tâm là nhảm nhí, quan trọng nhất là việc học. Điều này sẽ từ từ hủy hoại sự tò mò của trẻ.
2. Kích thích tiềm năng học tập của trẻ
Học tập là một quá trình bền bỉ và lâu dài. Muốn khuyến khích tiềm năng học hỏi của trẻ, có hai điều cha mẹ cần phải làm. Thứ nhất, cha mẹ nên nêu gương học tập tích cực cho con. Đừng quên, cha mẹ là giáo viên đầu tiên của trẻ. Trong quá trình tiếp xúc và quan sát, trẻ sẽ dễ dàng bắt chước theo những hành vi của cha mẹ.
Nếu con bạn không hứng thú học, điều đó có nghĩa là bạn chưa làm đúng cách để kích thích niềm yêu thích nơi con. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khi trẻ học, cha mẹ nên dành thời gian ngồi đọc sách, điều này có thể mang lại tác động tốt hơn rất nhiều so với việc cha mẹ nằm ôm smartphone.
Thứ hai, thay vì lấy mục tiêu “tương lai tươi sáng” treo lên đầu trẻ như một cái đích để phấn đấu (mà thường trẻ chẳng nhiều hứng thú với điều đó), cần nhớ rằng sự tò mò là động lực chính trong việc học của trẻ. Thế nên, muốn trẻ học, hãy kích thích trí tò mò của chúng với môn học, cho chúng sự yêu thích, quan tâm với việc học, chỉ như vậy trẻ mới đạt kết quả tốt nhất trong quá trình học tập.
Nếu con bạn không hứng thú học, điều đó có nghĩa là bạn chưa làm đúng cách.
Nếu con bạn không hứng thú học, điều đó có nghĩa là bạn chưa làm đúng cách. Ảnh: Healthline.
3.Nuôi dưỡng thói quen đọc sách của trẻ
Giá trị của việc đọc sách là giúp trẻ hình thành nhân cách, có thêm vốn hiểu biết.
Không phải tự nhiên mà Phần Lan được gọi là “đất nước của việc đọc”. Các em bé tiếp xúc với việc đọc ngay từ khi “0” tuổi. Hầu hết mọi gia đình đều có góc đọc sách. Ngoài cộng đồng luôn có các thư viện phục vụ người đọc, mật độ dày đặc. Bạn luôn có thể thấy các bậc cha mẹ Phần Lan khi đẩy xe đẩy, hoặc bế trẻ em và có cuốn sách trên tay. Dường như không có trẻ nào ở Phần Lan không thích đọc sách, đó chính là lợi ích của không khí đọc sách trong cộng đồng.